Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Exciting racing terrain in Dong Mo SonTay HaNoi

Racing Offroad Vietnam terrain Cup 2 nd in 2011 with the participation of 40 teams from all over the country officially kicks off in two June 25 - 26 / 6 at the Cultural Village - travel ethnic Vietnamese Dong Mo, Son Tay,  Hanoi.The contest aims to raise the technical ability to drive over terrain for all subjects like sports cars Vietnam terrain, and selecting athletes to foster high achievement for the award fighting in the region and internationally. Compared to the competition last year, this year's competition the participants are driving investment and more prepared, the competing teams are divided in three class are: Class Basic, Professional Sales and professional (class skills shown riding Vietnamese highest field of the steering wheel).List of Vietnam Offroad team won two Cups in 2011.
Amateur class:
First Prize (vehicle number 303) Club team helpless.Second Prize (vehicle number 332) Saigon Offroad team.Third Prize (335 cars) Willys Tuandang team.

  A half professional Rank:
First Prize (vehicle number 320) on the night the team rating.Second Prize (vehicle number 339) pain team.Third Prize (vehicle number 324) TVC1 team.

Professional Rank:

Champion Prize (vehicle number 338) Offroad Team Refbacks teams.Second Prize (vehicle number 321) Auto Huylinh team.
 Photos show:

The passion for challenges



Hò dzô ta nào





Dirty lady








 According to: http://langvietonline.vn/The-Thao/119579/Soi-dong-dua-xe-dia-hinh-tai-Dong-Mo.html

Quạt giấy - The fan made by paper

Thousands of fans used to landscape display at the festival, exhibitions, public recreation or as a souvenir ... aesthetic value are urgently improved to keep up with welcoming visitors. Not only is the job for a living, art career as a fan of the family group are also contributing a unique culture of the countryside to Doai every Lunar New Year, Spring on.
Thousands of fans used to landscape display at the festival, exhibitions, public recreation or as a souvenir ... aesthetic value are urgently improved to keep up with welcoming visitors. Not only is the job for a living, art career as a fan of the family group are also contributing a unique culture of the countryside to Doai every Lunar New Year, Spring on.
British delegation, said his family is the only household in the village He also held career as a fan of art bequeathed by his father.
Make fan art requires a sophisticated, picky than the normal fan. From selecting bamboo, mixed ink to the fan perspective must be selected carefully calculated.
Tre doing is staring old bamboo, straight at the eyes for both woven bone ductility that fans are still sturdy, sure, when pasted cloth and paper to also be soft, more fitting. The most difficult stage in art is drawing fans to decorate the page. Each fan art typically have widths from 1.8 to 3.5 m requires drawing on silk, or paper to the real harmony, unique in the landscape with bold spirit native land of Vietnam.
The landscape is typically chosen so that the historical and cultural, images or peaceful village atmosphere where a warm welcome Tet idyllic ... Career as a very sophisticated, but for low interest rates, many families in the village this fan has quit or just do the kind of paper fans, fan nan family household but his team remains faithful to pursue career as a fan. He said: "My father has over 80 year old artist as well as fans, just hope to keep the job for the children not only work but also kept a unique culture of the craftsmen here "Click here to enlargeFor many years, thousands of fans by his family art production team was on display, introducing or as souvenirs, food lists menu at many exhibitions, festivals and entertainment district and some famous hotels such as the Exhibition of Culture and Arts to celebrate the 60th anniversary of establishment of the People's Army of Vietnam, Hung Temple Festival, Festival tourism village of Vietnam, Vietnam Airlines Airline. ..

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Bốn ngôi chùa đẹp tuyệt ở xứ Đoài

Xứ Đoài nay thuộc về Hà Nội nhưng vẫn phảng phất đâu đây dấu ấn riêng của vùng đất cổ - đất phật với hệ thống chùa chiền độc đáo.

Xin giới thiệu 4 ngôi chùa đẹp, nằm khá gần nhau và rất thuận tiện cho việc thăm quan, thưởng lãm của du khách khi đến xứ này:

Chùa Trầm

Chùa tọa lạc trên một diện tích chỉ trên dưới 50m2 trên núi Trầm (hay còn gọi là Tử Trầm Sơn), thuộc địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, cách trung tâm Thủ đô khoảng 25 km.


Xưa kia toàn bộ khu núi Trầm là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung. Núi Tử Trầm có chùa Hang được xây dựng trong động Long Tiên dưới chân Tử Trầm Sơn với những pho tượng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá... ; có hang Long Tiên Động rất lớn và bàn thờ Phật bên trong. Ở đây có đường lên đỉnh núi gọi là đường lên Trời và đường xuống hang sâu gọi là đường xuống Âm phủ. Gần đó lại có chùa Võ Vi.

Chùa Trầm được xây dựng năm Ất Hợi (1515) do Trần Văn Tăng, một tướng quân xuất gia đi giảng đạo, khởi xướng. Hiện ở núi Trầm còn một bia đá khắc bài thơ của Trần Văn Tăng viết bằng chữ Nôm: “Sơn Đông chi bằng Vô Vi phật tự/Thùy kỳ huyền sư đạo sĩ/Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai/Đem cảnh thanh u đặt giữa trời/Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ/Độ đời còn độ Đức Như Lai/Mượn nền đá phẳng đề dăm bận/Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi/Cảnh vị vị người, người lai lại/Đã vô vi khéo cũng lôi thôi”.

Chùa Trăm Gian


Chùa còn có tên gọi là Quảng Nghiêm tự hay chùa Tiên Lữ, nằm trên một quả đồi cao khoảng 50m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Ngôi chùa lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời đại.

Ở sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái được dựng vào năm Quý Dậu 1693, niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông, là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Chùa còn giữ được nhiều di vật và tượng quý. Trăm gian, cái tên rất bình dân, dường như muốn nói lên vẻ bề thế của ngôi chùa.

Hiện nay, chùa Trăm Gian thu hút hàng trăm ngàn lượt khách gần xa đền tham quan hàng năm và đang được tu bổ xây dụng lại ao sen, gác chuông và 100 gian chùa để đón tiếp đồng bào gần xa đến tham quan. Chùa Trăm Gian được bộ văn hoá thông tin chứng nhận di tích lịch sử quốc gia.

Chùa Thầy


Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 20km về phía Tây Nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.

Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này, núi Thầy còn gọi là núi Phật tích.

Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.

Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất...

Chùa Tây Phương


Chùa có tên chữ là Sùng Phúc tự, nằm trên ngọn núi Tây Phương ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Có tài liệu cho rằng, chùa được xây dựng vào thời nhà Mạc, vì đầu thế kỷ 17 vào những năm 30, chùa đã phải sửa chữa lớn, hơn nữa trong chùa còn hai tấm bia đều bị mờ hết chữ nhưng còn đọc được rõ tên bia ở mặt ngoài là Tín thí và Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi (mặt bia kia áp vào tường hồi toà chùa giữa nên không đọc được), các hoa văn trang trí thuộc phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17.

Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.


Hà Nội buồn như bản tình ca

Hà Nội buồn như một bản tình ca
by Bình Minh Mưa on 27/07/2011
 
Tháng 7 đi qua, mùa hè thôi đỏ lửa
Chim sẻ sân sau chẳng còn hót nữa
Chợt vội vàng cho một chuyến đi xa.

Đi qua những phố của ta
Bia Tạ Hiện mùa này sao đắng thế
Chiếc ghế nhựa con con đã thôi không còn kể
Câu chuyện ồn ào mỗi lúc chiều sang.


Có phố nào dài cho những kẻ lang thang
Có đường nào dạy quên cho người đi tìm kỉ niệm
Có mặt hồ buông soi cho tình yêu màu nhiệm
Có chiếc lá rơi lãng đãng bỏ quên mùa…


Có tiếng ồn ào đám trẻ nô đùa
Có nhạc du dương từ ban công tầng sáu
Có mảng nắng chiều đỏ au màu máu
Có con tim ngừng đập đã lâu rồi…


Những lối nào quen Hà Nội của tôi?
Đường Nguyễn Du uể oải chờ mùi hương hoa sữa
Mùa thu ơi sao mày chưa gõ cửa
Để hạ buồn thương mãi không thôi…


Và tôi nhốt mình trong quanh quẩn riêng tôi
Hà Nội chỉ buồn thôi, nhưng Hà Nội không biết uống
Chén rượu nhấc lên rồi đặt xuống
Cạn tưởng trăm lần mà uống mãi chưa xong.


Bạn bè quẩn quanh những nỗi nặng lòng
Tháng ngày miệt mài nồi cơm tấm áo
Cớ sao chỉ riêng mình sống ảo
Mải mê tìm chốn rong chơi…


Hình như chỉ Hà Nội hiểu tôi thôi…
Bởi khi còn trẻ ai cấm mình nông nổi?
Rồi sẽ đi qua một thời bối rối
Sẽ bước qua vạn nỗi buồn không tên…


Tối nay tôi lại chọn quán quen
Lẩm bẩm vài ba câu hát
Về tháng ngày sống sao cho mình không nhàn nhạt
Về đoàn tụ và chia xa
Hà Nội lại buồn như bản tình ca…


- Việt Anh

 Theo: http://www.bmmua.com/2011/07/ha-noi-buon-nhu-ban-tinh-ca/#comments

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Thu hút khách du lịch đến Đường Lâm bằng sản phẩm lưu niệm từ rơm Làng cổ Đường Lâm Làng cổ Đường Lâm

Thu hút khách du lịch đến Đường Lâm bằng sản phẩm lưu niệm từ rơm
Nguồn: ĐCSVN
Cập nhật: 12/08/2011, 09:09:16
Sau khi được công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia cuối năm 2005, làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) trở thành điểm thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, đến Đường Lâm, du khách khó mua được đồ lưu niệm ưng ý, bởi sản phẩm nơi đây còn rất nghèo nàn. Và ý tưởng tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo từ rơm đã được Hội liên hiệp du lịch bền vững (STDe) thực hiện.
Làng cổ thiếu sản phẩm du lịch
Đặt chân đến làng cổ Đường Lâm, du khách đều cảm nhận được vẻ đẹp yên bình của vùng quê Bắc Bộ với cổng làng đặc trưng và những ngôi nhà được xây bằng đá ong độc đáo. Đặc biệt, nơi đây có nhiều điểm di tích đình chùa với chiều sâu văn hóa như: Đền thờ Phùng Hưng, Đền thờ Ngô Quyền, chùa Mía....Tuy nhiên, sau khi thăm làng, muốn mua các sản phẩm lưu niệm thật khó. Anh Phạm Hoàng Tuấn, một hướng dẫn viên kỳ cựu chia sẻ: Hầu hết khách du lịch đến Đường Lâm tò mò vì nét điển hình của một làng cổ được xây dựng bằng đá ong nâu thẫm cổ kính và một số nhà cổ còn nguyên vẹn. Nếu chương trình kéo dài cả ngày thì buổi trưa khách sẽ được thưởng thức ẩm thực của đồng bằng Bắc Bộ. Sau một thời gian làm du lịch, một số hộ dân ở đây cũng đã chuyên nghiệp hơn trong việc tổ chức dịch vụ nhưng mới chỉ dừng lại ở dịch vụ ẩm thực. Chính vì vậy, thường khách đến đây chỉ một lần và ít quay trở lại.

                                      Làng cổ Đường Lâm

Nếu coi phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An là bảo tàng lối sống đô thị thì làng cổ Đường Lâm là bảo tàng lối sống nông nghiệp. Đó chính là điểm tạo nên thương hiệu du lịch của Đường Lâm. Khách quốc tế đến đông nhất từ tháng 9 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau. Còn lại, vào mùa hè, chủ yếu là khách nội địa, thăm tập trung vào ngày cuối tuần. Ông Nguyễn Văn Hùng, chủ nhân ngôi nhà cổ có niên đại hơn 400 tuổi ở Đường Lâm cho biết: Vào mùa cao điểm, nhà tôi cũng tổ chức dịch vụ ăn uống. Trong làng mới chỉ có 4 - 5 nhà làm du lịch kiểu này. Còn các sản phẩm du lịch khác để hấp dẫn khách chưa có. Đây chính là khâu yếu của du lịch Đường Lâm, nên chưa tạo ra doanh thu lớn từ du lịch.

Rơm thành sản phẩm lưu niệm

Với mong muốn tạo thêm sản phẩm du lịch, tăng giá trị thụ hưởng từ du lịch cho người dân, mới đây, Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) và Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đường Lâm, Ban quản lý di tích Đường Lâm tổ chức giới thiệu các sản phẩm lưu niệm từ rơm. Chủ tịch STDe Nguyễn Thu Hạnh chia sẻ: “Sản phẩm du lịch ở Đường Lâm còn rất nghèo nàn nên bước đầu STDe sẽ giới thiệu, hướng dẫn người dân thiết kế và làm những sản phẩm bằng rơm, với các hình ảnh hiện hữu về làng cổ Đường Lâm. Đây không chỉ là cách lưu lại hình ảnh Đường Lâm trong tâm trí khách du lịch mà còn giúp người dân có thêm thu nhập nhằm nâng cao đời sống”.





         Những sản phẩm như thế này hứa hẹn sẽ thu hút khách du lịch đến Đường Lâm

Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đường Lâm Dương Thị Lan cho biết: Đường Lâm vẫn là vùng quê thuần nông nên rơm rạ nhiều. Do đất chật, người dân hiện có xu hướng đốt rơm, chứ không còn giữ lại như trước. Trong làng chỉ có một số cụ già giữ lại rơm nếp để làm chổi. Vì vậy, Hội rất quan tâm đến mô hình làm sản phẩm lưu niệm này và sẽ tiếp tục tìm các kênh hỗ trợ để triển khai trong thời gian tới. Ban quản lý di tích Đường Lâm cũng rất ủng hộ dự án này vì sản phẩm du lịch đơn điệu là một rào cản lớn để Đường Lâm trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến đây đều thừa nhận, Đường Lâm vẫn là một điểm đến sơ khai, dịch vụ nghèo nàn. Việc tạo ra những sản phẩm lưu niệm tại Đường Lâm sẽ là cách quảng bá hiệu quả, gia tăng thu nhập, nhất là khi nơi đây là vùng đất trăm nghề nên việc tạo sản phẩm từ rơm sẽ không quá khó. Tuy vậy, để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, rất cần có cá nhân tâm huyết hoặc doanh nghiệp đầu tư về cả vốn lẫn công nghệ để cho ra những sản phẩm hấp dẫn. Thực tế, mô hình doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm du lịch đã rất thành công ở làng nghề Bát Tràng. Hi vọng rằng với sản phẩm du lịch từ rơm sẽ góp phần thu hút khách du lịch về với Đường Lâm.