Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Cuộc chiến Thành Sơn Tây


        Thành Sơn Tây xây hình tứ giác cao 05 thước, chu vi 1304 thước, mỗi  mặt ở khoảng giữa, nơi có cổng ra vào, tường thành lại vùng ra theo hình bán nguyệt. Hiện nay cửa Đông và của Tây đã lấp kín, chỉ còn cửa Tiền( trông về hướng Kinh đô Huế), hướng phố Ba Vì và cửa Courbet, tức Phố Hậu An. Quanh thành có hào sâu 3 thước, rông 20 thước và dài 1.795 thước; mặt trái cửa Hậu, nơi dinh quan Chánh xứ có thả sen, về mùa hạ lá sen nở đầy mặt nước trông như những chiếc bè xanh điểm hoa màu đỏ lạt, lúc gió thoảng hương sen đưa lên thơm ngát như dư hương của cả một dĩ vãng xa xăm.


       Ngày xưa trong thành có dinh các Đường quan và kho lương, bây giờ về phía Tây thành là Giám thành, giữa là Vọng Cung, Võ Miếu và Thuỷ Tháp, phía Đông là ngục thất, dinh quan Dự Thẩm và trường học. Phía cảu tiền trông vào là chiếc Vọng Lâu cao 18 thước, được xây dựng năm 1822. Ngày 01/07/1940 hàng tỉnh cho đặt trên đỉnh Vọng Lâu một chiếc còi điện, có 06 loa toả ra các phía, ngày nào còi cũng báo ngọ( 12h) cho nhân dân. Hai bên Vọng Lâu có 02 cái giếng to, xung quanh xây gạch, màu nước trong xanh. Tại đây trước kia có 04 giếng của 04 quan: Tổng đốc, Án sát, Đốc học và Đề đốc, sau vì không dùng đến nữa nên huỷ đi hai cái.  Hàng tỉnh đinh mấy lần phá tường thành và lấp hào để khỏi nước tù hãm và mở rộng thành phố. Đến năm 1902 Đại tướng Bichot và Coronat đã thỉnh cầu nơi này bảo tồn thành một cổ tích, kỉ niệm tỉnh Đoài xưa, Chính phủ mới nhất định để lại: tường thành và hào, 02 giếng Vọng Lâu, Võ Miếu cửa ra vào Vọng Cung cingf khu nghĩa trang nhỏ ở phía sau Giám thành, tức là mộ đĩa của các lính lê dương và hải quân, bộ binh bị tử chiến lúc hạ Thành Sơn Tây năm 1883. Nghị định ngày 16 tháng 05 năm 1924 cảu Quan Toàn quyền liệt vào hạng cổ tích.

        Trong sử chép rằng lúc hạ Thành Sơn Tây đã xảy ra trân huyết chiến kịch liệt giữa quân Pháp và quân Cở Đen kéo dài đến 03 ngày:
 Mùa thu năm 1883, tuy Triều đình Huế đã kí Hoà ước ngày 25 tháng 08 với Toàn quyền Harmand, nhận quyền nước Pháp bảo hộ, nhưng các trấn thần vẫn lo việc chống cự. Lúc bấy giờ thành Thăng Long đã thất thủ, quân ta phải hiệp luecj voeis quân Tàu để cố thủ Sơn Tây. Quan Bắc kỳ- Tổng thống quân vụ Hoàng Kế Viêm thân hành lên đóng binh ở đây.Ngoài thống xuất 10 cơ binh là: tiền hùng, hậu hùng, tả hùng , hữu hung, trung hùng;  tiền dũng, hậu dũng , tả dũng, hữu dũng, trung dũng,( hiện nay Thị xã Sơn Tây còn có ngõ Tả Hùng trên phố Đông Hưng trên đường Hà Nội, giếng Tiền Hùng trong phố Tiền Túc trên đường Ba Vì). Binh sĩ ta dùng 05 thớt voi, trong đó có một con hiệu là Sài rất tinh khôn, và lập được nhiều chiến công và được nhà vua phong đến tước Quận công. Nhân dân còn tương truyền rằng voi sau khi tử trận được bị sĩ lành tang lễ long trọng, không khác gì như đối với một quan chức. Quân lực ta như vậy song không ra mặt, việc hành binh phó thác cho cả chủ tướng quân Cờ Đen là Lưu Vĩnh Phúc. Các cơ binh Tàu do chủ binh Trung Hoa cho sang giúp cũng đều hợp với quân cờ đen.

      Nguyên hồi bấy giờ quân Cờ Đen đang được Triều đình Huế trọng dụng và quan ta tín nhiệm, vì chúng đã hại được Đại uý Francis Garnier ở Cầy Giấy năm 1873 và Đại tá Henri Rivière ở phía Tây thành Hà Nội năm 1882. Chúng vốn là dư đảng của bọn giặc Tai Ping- Thái Bình, nỏi lên ở tình Quảng Tây bên Tàu. Lúc mới tràn sang nước Nam chúng có chừng ba, bốn nghìn người đặt dưới quyền viên thủ lĩnh Ngô Côn. Khi Ngô Côn mất đảng phân làm hai: một ở dưới quyền Lưu Vĩnh Phúc, cờ hiệu đen lấy hiệu là Cờ Đen; một theo Hoàng Sùng Anh, cờ hiệu vàng nên lấy hiệu là Cờ Vàng. Sau vì tư lợi xung đột nhau quân Cờ Vàng bị hại, chỉ còn quân Cờ Đen ẩn núp ở Bắc Kỳ. Năm 1883 tướng Lưu Vĩnh Phúc đã 69 tuổi, đầu râu tóc bạc mà người vẫn quắc thước, quân Cờ Đen cũng nhu các lính Tàu do Triều đình Mãn Thanh chiêu mộ phần nhiều cao lớn hơn người ta. Họ mặc quần áo rộng và thắt lưng ra ngoài, chân quấn sà cạp đi đất hay đi giầy vải sơn đen. Chúng đều dùng súng kiểu Winchester hay Remington, bên mình đeo một lưỡi lê trần, một đoản đao, một túi đạn và một thứ bao vải đựng chăn áo cùng các đồ nhật dụng. Nhiều kẻ vì mê tín nên quàng ở cổ các thứ trư tà như bùa, dấu, vuốt cọp,…Trên đầu chúng quấn đuôi xam, chit khăn đen, đỏ hay xanh và đội nón tre rộng có chỏm nhọn. các tướng tá hay các binh lính ngoài 40 tuổi mới được để râu. Các sĩ quan cũng mặc y phục thường, chỉ kahcs là đội mũ lụa đen có chỏm đỏ và đeo ở mũ hoặc trước ngực những bonng tua nhỏ làm bằng lụa đỏ hay lụa vàng. Thiếu uý đeo 1 tua, Trung uý đeo 2 tua, Đại uý 3 tua. Duy các thượng trưởng quan là ăn vận có phần xa xỉ, thường là cưỡi ngựa, khoác áo dài màu rực rỡ, đi giầy cao uống và đeo súng lục. Theo Dick de Lolay, tác giả cuốn Au Tonkin 1883- 1885, trong các hàng thượng trưởng quan có lẫn ít nhiều người Anh, người Mỹ hay người Đức. Sách ấy có đoạn thuật lại rằng khi quân Pháp đánh chiến luỹ Phù Xa tại Sơn Tây, hiện nghe thấy trong quân Cờ Đen có người dùng tiếng Pháp hô binh. Lúc hạ thành Sơn Tây, binh sĩ Pháp lại nhận được tử thi của 03 sĩ quan người Âu: 01 người Mỹ, 02 người không khác gì người Đức.
                                                                                               

Lính hải quân Pháp ở Bắc Kỳ


Quân Cờ Đen khoẻ mạnh, có tài đi bộ, can đảm và tàn ác. Họ bắn súng giởi. lúc băn súng thì kề bạng súng xuống dưới cánh tay và ngắm thẳng vào hàng địch quân chứ không nhằm riêng vào một người nào. Họ hay ẩn núp ở ruộng lúa hay dọc đê, ít khi chịu dàn quân. Họ phần nhiều nghiện hút và lúc lâm trận lại đi từng bọn từ 10 đến 15 người. Tác giả cuốn Au Tonkin cho rằng các sĩ quan người Âu cóp khuyên lớn, họ cũng không nghe theo nên trong hàng quân Tàu thường bao giờ cũng nhiều binh sĩ tử trận hơn phía người Âu. Quân Lưu Vinh Phúc dùng một lá cờ vuông màu đen, viền đỏ, ngọn cở là một miếng sắt nhọn.

Tấn công Thành Sơn Tây

       Ngày 27 tháng 10 năm 1883, Thuỷ sư đô đốc Courbet dự định đánh Thành Sơn Tây. Trong thành có chừng một vạn binh sĩ, trên bờ thành cắm chông chà, ngoài La thành có luỹ tre kiên cố, đằng xa về mạn Hồng Hà lại có chiến luỹ Phù xa nên việc hạ thành không phải là dễ dàng. Ngày 14 tháng chạp, đô đốc Courbet hạ lệnh đánh Phù xa, quân Pháp chia làm hai đội ngũ: một mặt 3.300 người do đường bộ đánh vào, một mặt 2.600 người do đường thuỷ đánh lên, tấn công từ 11 rưỡi sang đến tối, quân Pháp vẫn chưa chiến được luỹ Phù xa, đại uý Doucet tử trận. Suốt đêm 14 rạng ngày 15, người Tàu không để cho quân Pháp lúc nào nghỉ đến nỗi hải quân bộ binh đã phải gọi đêm ấy là một đêm khủng khiếp. Nhưng sang hôm sau chiến luỹ Phù xa đã bị phá và quân Pháp thẳng tiến đến dưới thành Sơn Tây, cơ lê dương đi đầu. Trong hai ngày 15 và 16, đô đốc Courbet đóng quân ở giữa khoảng Hạ trại và Phú nhì và hạ lênh tổng công kích đồng thời một ít lê dương khác cùng hải quân tấn công theo cửa tiền, đại tá Melh bị trúng đạn chết, nhưng quân Pháp vẫn vào được thành hạ ba chiếc cờ đen và cắm 3 cờ tam tài lên thay. Ngày hôm sau mới biết quân Lưu Vinh Phúc đã lui về Hưng Hoá để lại gạo, cốt mìn, tiền bạc và các công văn của Lưu Vinh Phúc cùng 900 tử thi, còn quân lính bị thương có tớ 1000 người. Mặt trận Pháp 83 người thiệt mạng, trong đó có 05 sĩ quan đó là các đại uý: Godinet, Doucet, Melh, Cuny cùng trung uý Clavet, 320 người bị thương kể cả 22 sĩ quan. Ngày 17 tháng chạp tây đô đốc Courbet paths cho binh sĩ Pháp Bản Nghị sự: “ Hỡi các bộ binh và thuỷ binh! Từ nay chiến luỹ Phù xa và Thành trì Sơn Tây sẽ nổi danh vì lòng dũng cảm của các ngươi. Các ngươi đã chiến đấu.  Các ngươi đã hạ được kẻ thù ghê gớm. Lại một lần nữa, các ngươi đã tỏ ra cho toàn cầu biết rằng nước Pháp bao giờ cũng trông cậy vào các con dân mình được. Các ngươi nên tự hào về chiến thắng này. Vì nó mà ta bình phục được xứ Bắc kỳ”. 
      Ngày 19 tháng chạp, đô đốc trở về Hà Nội, giao binh quyền cho thiếu tá Bichot. Được tin Thành Đoài thất thủ, Triều đình Huế mới quyết từ nay về sau để xứ Bắc theo chính thể bảo hộ như đã định trong tờ Giao ước ngày 25 tháng 8 năm 1883. Bấy giờ Triều đình Huế  không còn hi vọng  gì chống lại người Pháp nên thật lòng đình chiến. Tuy vậy nhân dân Sơn Tây chưa hết vọng hoạn nạn, vì nhiều bọn dựa vào chủ nghĩa quốc gia nổi lên tàn phá các nơi. Chúng tụ họp ở hai rặng núi Tam Đảo và Ba Vì cũng như những nơi lân cận có rừng đồi hiểm trở, chúng thường mang quân xuống bóc lột lương dân, có khi lại đốt phá các làng ở giáp Thành phố Sơn Tây, đó là hai bọn Quận Cồ và Đốc Ngữ.
Quận Cồ vốn quê xã Linh Chiểu( làng Thanh Chiểu- Phúc Thọ bây giờ). Ngày 13 tháng chạp năm 1888, binh sĩ Pháp đánh lên Quận Cồ tại làng Tây Đằng nơi cso phủ lỵ Quảng Oai bây giờ. Trong trận này thiếu uý Magnin thiệt mạng, thiếu uý Doucet đem quân cứu viện cũng tử trận, về sau các quan đầu tỉnh phải dùng mưu cho tên Bình tình nguyện làm vệ binh tại Sở Giám Thành Sơn Tây. Được ít lâu, tên Bình gỉa đào ngũ , mang súng đạn và y phục nhập đảng Quận Cồ. Tên Bình lại tìm cách lấy lòng chủ tướng để có dịp tới gần. Quả mấy tuần lễ sau tên đó được theo Quận Cồ đi đánh phá một làng trong tỉnh, rồi bất thần bắn chết Quận Cồ, cắt thủ cấp và ngày 26 tháng 06 năm 1889 hắn lẻn mang đến nộp tạo toà Sứ, vì có công ấu nên Bình được phong làm Lãnh binh.

      Còn Đốc Ngữ là người làng Xuân Vân huyện Phúc Thọ, đã có tiếng là can đảm. Tên này được Triều đình Huế mật phong chức Đốc binh. Ngày mùng 7 tháng 10 năm 1890, bọn Đốc Ngữ gặp một đội vệ binh Cẩm Đái, họ liền khai chiến giết chết Giám binh Moulin và đánh binh lính để tẩu thoát. Đến 30 tháng riêng năm 1891. bọn này lên phá đồn Chợ Bờ, giết Chủ sự Toàn Sứ Rongvy, một thiếu uý, một viên cai trạm, cướp nhiều đồ đạc. Ngày mồng 5 tháng 2 năm 1892, Đốc Ngữ mang quân lên hạ đồn Yên Lãng, bắn viên đại uý quản đồn, chiếm 50 khẩu súng, 35000 viên đạn. Đảng này càng ngày càng hoành hành dữ dội, đến nỗi cướp phá cả các làng , chiến luỹ Phù xa khoảng 1200 thước. Năm 1896 bọn Đốc Ngữ bị quân Chỉnh phủ càn mới tiêu tán hết, làng Xuân Vân phải triệt hạ, Đốc Ngữ trốn lên Phú Thọ và mất ở đấy. Sau đó vẫn còn trộm cướp ẩn nấp ở núi Ba Vì và các miền lân cận là những nơi có đất hoang, cỏ rậm. Như năm 1909 bọn Tổng Khiêm, người Mường từ các vùng này tràn sang Hoà Bình, giết chết Giám binh Chaineau, chiếm 150 khẩu súng và 35.000 viên đạn rồi lại cướp ngân khố và Nha thương chính. Đến năm sau Tổng Khiêm ra tự thú phải phát vãng đi Côn Đảo. Từ năm 1910 nhân đân mới được thái bình không phải ngày đêm lo sợ.

Tham khảo: Pham Xuân Độ, Sơn Tây tỉnh địa chí, tr 15- 22, xuất bản năm 1941.
                  http://www.nguoisontay.com
                  http://en.wikipedia.org/wiki/Tonkin_Campaign








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét