Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 106056’ đến 107037’ kinh độ đông và 200 43’ đến 21009’ vĩ độ Bắc.
Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam và tây giáp đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng). Trên bản đồ thế giới, phía bắc Vịnh Hạ Long tiếp giáp với Trung Quốc; phía đông Vịnh Hạ Long tiếp giáp với Biển Đông.
Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo. Khu trung tâm Vịnh Hạ Long với diện tích 434 km2 và 775 hòn đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất địa mạo được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (chữ viết tắt tiếng Anh là UNESCO) 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và năm 2000).
Khu di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Khu vực bảo vệ I - vùng lõi) được giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ phía Tây; hồ Ba Hầm phía Nam và đảo Cống Tây phía Đông. Khu vực bảo vệ II - vùng đệm được xác định bởi bờ vịnh dọc theo quốc lộ 18A, từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến cây số 11 (phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả). Khu vực bảo vệ III - vùng phụ cận là vùng biển và đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên tiếp giáp với Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng).
Hạ Long mang tính chất nhiệt đới ẩm với hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô, lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 15 đến 250C. Lượng mưa hàng năm đạt 2000 - 2200mm/năm. Vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều thuần nhất điển hình (biên độ triều từ 3,5 đến 4,0 m. Độ mặn của nước biển từ 31 đến 34,5MT , mùa mưa thấp hơn.
Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: Đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá Hạ Long muôn hình vạn trạng. Đường nét, họa tiết, màu sắc của đảo núi, hòa quyện với trời biển tạo ra một bức tranh thủy mặc. Hòn Đỉnh Hương toát lên ý nghĩa tâm linh. Hòn Gà Chọi có một chiều sâu triết học. Hòn Con Cóc ngàn năm vẫn đứng đó kiện trời. “Những tảng khối xù xì lạnh xám dường như muốn lưu giữ và gợi nhớ cuộc sống biến chuyển không ngừng đã hóa thân thành hình mái nhà, mẹ bồng con, ông cụ, mặt người...”
Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kì lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ với nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế giới cổ tích. Những hang động như Tam Cung, Trinh Nữ, Ba Hang, Tiên Long… mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo riêng làm mê mải lòng người.
Biển Vịnh Hạ Long muôn đời vẫn một màu xanh biếc, chảy êm đềm, mải miết với thời gian. Hạ Long đẹp bốn mùa. Mùa xuân, những thảm thực vật biêng biếc chồi non trên dãy núi đá vôi. Mùa hạ, trời mát và trong trẻo, những hạt nắng lung linh rơi xuống mặt biển. Mùa thu, vào những đêm trăng, ánh trăng soi nghiêng bóng núi bập bềnh như dát vàng xuống trần gian. Vào mùa đông, với làn khói sóng bay bay, sương núi lan tỏa, Hạ Long đẹp như “một lẵng hoa nổi bềnh trên sóng biển mẹ hiền” (Lời của nhà văn Nguyễn Tuân).
Các đảo trên Vịnh Hạ Long chủ yếu là đảo đá vôi được hình thành cách đây trên 500 triệu năm, tập trung ở khu vực phía Đông Nam và Tây Nam ; một số đảo phiến thạch phân bố rải rác chủ yếu ở khu vực Đông Nam với độ cao trung bình từ 50 - 200m được phủ lớp thực vật phong phú, đa dạng. Ẩn giấu trong những hòn đảo đá là hệ thống hang động vô cùng phong phú với măng, nhũ đá có quy mô, hình dáng, màu sắc đa dạng, huyền ảo… Một số hang động còn chứa đựng các dấu tích của người Tiền sử Hạ Long đang là điểm hấp dẫn khách tham quan như : Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Sửng Sốt, Soi Nhụ, Thiên Long, Mê Cung, Tam Cung.
Với các giá trị và tiềm năng vốn có, Vịnh Hạ Long đã hội tụ những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch. Hình thức, loại hình du lịch ở Vịnh Hạ Long đa dạng. Đến Vịnh Hạ Long, du khách có thể tham gia các loại hình du lịch : tham quan ngắm cảnh, tắm biển, nghiên cứu và nhiều loại hình khác. Hiện nay, khách đến Vịnh Hạ Long chủ yếu đi tham quan ngắm cảnh, tắm biển và bơi thuyền Kay-ăc. Trong những năm tới, ngành du lịch sẽ mở thêm nhiều tuyến điểm tham quan và tăng thêm nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Dự kiến năm 2010, Quảng Ninh sẽ là một trong những điểm du lịch lớn nhất cả nước. Thành phố trẻ Hạ Long đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, phát triển nhanh về mọi mặt, là một tiền đề vững chắc để phát triển du lịch. Hiện thành phố có 300 khách sạn từ 1 đến 5 sao với 4500 phòng nghỉ và nhều khách sạn mini cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Sự tăng trưởng về số lượng khách ở Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 1996, Vịnh Hạ Long đón 236 lượt khách, thì năm 2003, Vịnh Hạ Long đón 1.306.919 lượt khách. Dự đoán năm 2005, lượng khách đến Vịnh Hạ Long ước ước đạt 1,5 đến 1,8 triệu, và đến năm 2010, Hạ Long sẽ là điểm đón tiếp 5 - 6 triệu lượt khách.
Vịnh Hạ Long là vùng vịnh kín nên ít sóng và gió, hệ thống luồng lạch tự nhiên dày đặc và cửa sông ít bị bồi lắng. Điều kiện thuận lợi này cho phép xây dựng hệ thống giao thông cảng biển lớn mạnh. Có cảng nước sâu Cái Lân (Hạ Long) và Cửa Ông (Cẩm Phả). Ngoài ra, Quảng Ninh còn có một hệ thống cảng phụ trợ như: Mũi Chùa, Vạn Gia, Nam Cầu Trắng... Đặc biệt là cảng Cái Lân, gần với bến phà Bãi Cháy là vùng nước sâu, kín gió, nằm liền kề quốc lộ 18A, thuận lợi việc bốc rót, chuyên chở hàng hóa. Mục tiêu đến năm 2010, sẽ xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Lân, với 7 cầu cảng, công suất hơn 14 triệu tấn cho phép tiếp nhận tàu trọng tải trên 5 vạn tấn…
Biển Quảng Ninh chứa đựng nhiều hệ sinh thái phong phú có giá trị đa dạng sinh học cao, trữ lượng hải sản của vùng rất lớn. Điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản như: khí hậu, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với những loài như: cá song, cá giò, sò, tôm các loại...
Các đảo trên Vịnh Hạ Long chủ yếu là đảo đá vôi được hình thành cách đây trên 500 triệu năm, tập trung ở khu vực phía Đông Nam và Tây Nam ; một số đảo phiến thạch phân bố rải rác chủ yếu ở khu vực Đông Nam với độ cao trung bình từ 50 - 200m được phủ lớp thực vật phong phú, đa dạng. Ẩn giấu trong những hòn đảo đá là hệ thống hang động vô cùng phong phú với măng, nhũ đá có quy mô, hình dáng, màu sắc đa dạng, huyền ảo… Một số hang động còn chứa đựng các dấu tích của người Tiền sử Hạ Long đang là điểm hấp dẫn khách tham quan như : Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Sửng Sốt, Soi Nhụ, Thiên Long, Mê Cung, Tam Cung
Hạ Long” nghĩa là “rồng xuống”. Từ trước thế kỷ thứ 19, tên Vịnh Hạ Long chưa được ghi chép trong những thư tịch cổ nước ta, mà vùng biển này được biết đến với những tên An Bang, Lục Thủy, Vân Đồn... Cuối thế kỷ 19, tên Vịnh Hạ Long mới xuất hiện trên các bản đồ hàng hải của Pháp. Trên tờ “Tin tức Hải Phòng” xuất bản bằng tiếng Pháp đã đưa tin: “Rồng xuất hiện trên Vịnh Hạ Long”. Câu chuyện được tóm tắt như sau: Năm 1898 viên thiếu úy Lagơrêdin, thuyền trưởng tàu Avalăng sơ đã gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần trên Vịnh Hạ Long. Không chỉ riêng viên thiếu úy mà có rất nhiều thủy thủ khác trên tàu cùng chứng kiến. Người Châu Âu liên tưởng, con vật này giống như con rồng châu Á. Phải chăng chính vì sự xuất hiện con vật lạ được mệnh danh là rồng mà vùng biển Quảng Ninh được mang tên là Vịnh Hạ Long? (Theo sách Văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh, từ một góc nhìn, Quảng Ninh, 2002).
Theo huyền thoại xưa, tên gọi Hạ Long gắn liền với câu chuyện về đàn rồng xuống giúp dân Việt đánh giặc ngoại xâm. Chuyện kể rằng:
“Ngày xưa, khi người Việt mới dựng nước, nhân dân đang sống yên ổn thì bị giặc ngoại bang xâm lấn bờ cõi nước ta. Trước thế giặc mạnh, trời sai rồng mẹ mang theo một đàn rồng con xuống giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc từ biển cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn rồng cũng lập tức hạ giới phun ra vô số châu ngọc. Những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững, liên kết lại như bức tường thành vững chãi. Thuyền giặc đang lao nhanh bất ngờ bị chặn lại liền đâm vào các đảo đá, xô vào nhau vỡ tan tành.
“Ngày xưa, khi người Việt mới dựng nước, nhân dân đang sống yên ổn thì bị giặc ngoại bang xâm lấn bờ cõi nước ta. Trước thế giặc mạnh, trời sai rồng mẹ mang theo một đàn rồng con xuống giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc từ biển cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn rồng cũng lập tức hạ giới phun ra vô số châu ngọc. Những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững, liên kết lại như bức tường thành vững chãi. Thuyền giặc đang lao nhanh bất ngờ bị chặn lại liền đâm vào các đảo đá, xô vào nhau vỡ tan tành.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh hạ giới thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau. Rồng mẹ và rồng con không trở về trời, mà ở lại hạ giới. Chỗ rồng mẹ xuống là Hạ Long, nơi rồng con xuống chầu bên rồng mẹ là Bãi Tử Long. Đuôi của đàn rồng quẫy lên trắng xóa là Long Vỹ (tức bán đảo Trà Cổ ngày nay)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét