Về địa hình, Phong Nha - Kẻ Bàng có 2 dạng: Địa hình núi đá và địa hình núi đất. Núi đá vôi nằm về phía Tây khu di sản bị chia cắt mạnh. Đỉnh cao nhất gần 1000 m, độ cao trung bình 600 m. Đây là khu vực núi đá vôi (Karst) điển hình và lớn nhất Việt Nam. Khối núi đá vôi có thành dựng đứng, độ dốc lớn, xen kẽ các núi là các thung lũng hẹp, cây cối rậm rạp, nhiều nơi chưa có dấu chân người đi đến. Giữa vùng núi đá vôi có một núi đất, rộng 2.550 ha với đỉnh cao nhất là Cổ Khu (886m). Phía Đông khu vực là dãy núi đất Ba Rền, U Bò chạy theo hướng Bắc Nam. U Bò (1.090 m) là đỉnh núi cao nhất của khu vực phía Đông.
Về địa chất, Phong Nha- Kẻ Bàng là vùng Karst trẻ, mức độ phong hoá mạnh. Vùng Karst dài khoảng 200 km, dọc theo dãy Trường Sơn vượt qua biên giới Việt - Lào. Cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi Cacbon - Pécmi với chiều dày l .000 - l.500 m. Tất cả khối núi đá vôi đều bị ảnh hưởng bởi hệ thống đứt gẫy, 2 hướng gấy chính là Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam.
Hệ thống đứt gẫy chằng chịt trên mặt đá vôi đã tạo điều kiện để nước dễ dàng thấm vào đá làm tăng khả năng hoà tan. Vì vậy hệ thống hang động ở vùng Phong Nha mang đặc tính của hang động vùng Karst nhiệt đới ẩm. Hệ thống hang động hùng vĩ của Phong Nha được tạo ra do quá trình các khe nứt kiến tạo, sau đó là quá trình phong hoá vật lý và hoá học đã gặm mòn, hoà tan, rửa trôi qua hàng triệu năm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, quá trình Karst hoá rất mạnh mẽ về cường độ và tốc độ phá huỷ. Ngoài hệ thống núi đá vôi, vùng núi đất có nền đá mẹ chủ yếu là đá Macma axít, đá sét, đá biến chất và phù sa cổ.
Về thổ nhưỡng, khu vực Phong Nha có nhiều hoại đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất Ferarít đỏ vàng trên núi đá vôi, đất Feralit vàng trên đá Mácma axít, đất Ferarit vàng nhạt và đất phù sa bồi tụ ven sông.
Về khí hậu, khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng có lượng mưa lớn nhưng giảm dần từ Bắc xuống Nam, mùa mưa phía Bắc muộn hơn mùa mưa phía Nam 1 tháng. Lượng mưa cực đại ở phía Bắc vào tháng 10 và phía Nam vào tháng 9. Biên độ nhiệt ngày và năm đều lớn. Gần khu Phong Nha nhất có Trạm Quan trắc Khí tượng thuỷ văn Tuyên Hoá. Ngoài ra còn có trạm do mưa ở Troóc và Đồng Tâm. Độ ẩm trung bình tháng từ 85-90%, độ ẩm lớn nhất trong năm là tháng 2 và 3, độ ẩm thấp nhất vào tháng 6, 7.
Về thổ nhưỡng, khu vực Phong Nha có nhiều hoại đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất Ferarít đỏ vàng trên núi đá vôi, đất Feralit vàng trên đá Mácma axít, đất Ferarit vàng nhạt và đất phù sa bồi tụ ven sông.
Về khí hậu, khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng có lượng mưa lớn nhưng giảm dần từ Bắc xuống Nam, mùa mưa phía Bắc muộn hơn mùa mưa phía Nam 1 tháng. Lượng mưa cực đại ở phía Bắc vào tháng 10 và phía Nam vào tháng 9. Biên độ nhiệt ngày và năm đều lớn. Gần khu Phong Nha nhất có Trạm Quan trắc Khí tượng thuỷ văn Tuyên Hoá. Ngoài ra còn có trạm do mưa ở Troóc và Đồng Tâm. Độ ẩm trung bình tháng từ 85-90%, độ ẩm lớn nhất trong năm là tháng 2 và 3, độ ẩm thấp nhất vào tháng 6, 7.
Về thuỷ văn, do địa hình Karst nên trong khu vực, hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến. Trên mặt đất có một số khe suối nhỏ đổ vào suối Rào Thương, chảy lộ thiên nhưng bị ngắt quãng khi chảy ngầm qua các hang động, sau khi qui tụ lại chảy về sông Chày, sông Tróc và hợp lưu vào sông Son và đổ vào thượng nguồn sông Gianh. Mùa mưa, các suối cạn có nước dâng cao, tạo dòng chảy lớn, gây lũ cục bộ, nhưng sau cơn mưa nước rút rất nhanh.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng gồm nhiều quần thể hang động, núi đá vôi, có hệ thống thực vật và động vật phong phú, đa dạng. Hệ thống thảm thực vật nơi đây đa dạng với 8 kiểu và kiểu phụ, trong đó có 4 kiểu và kiểu phụ thảm thực vật quan trọng đó là: Rừng kín nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi; Rừng thứ sinh sau khai thác trên núi đá vôi; Rừng kín thường, xanh nhiệt đới trên núi đất và Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên đất đá vôi.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng gồm nhiều quần thể hang động, núi đá vôi, có hệ thống thực vật và động vật phong phú, đa dạng. Hệ thống thảm thực vật nơi đây đa dạng với 8 kiểu và kiểu phụ, trong đó có 4 kiểu và kiểu phụ thảm thực vật quan trọng đó là: Rừng kín nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi; Rừng thứ sinh sau khai thác trên núi đá vôi; Rừng kín thường, xanh nhiệt đới trên núi đất và Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên đất đá vôi.
Rừng kín nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi: có thảm thực vật với diện tích lớn nhất và phân bố thành mảng lớn ở phía Bắc và phía Tây của khu vực. Thành phần chủ yếu ở đây là các họ nhiệt đới với các loài thực vật đặc trưng như: Sao đá, Nàng hai, Trai, Mùng quân, Nghiến, Lát hoa, Sên đào. Về họ, có các họ chiếm ưu thế như: họ Ba mảnh vỏ, họ Xoan, họ Bồ hòn, họ Côm, họ Dâu tầm, họ Xoài, họ Thị. Thực vật hạt trần chỉ thấy xuất hiện lẻ tẻ trên các vách đá với loài Tuế núi đá và trong các hẻm đá có đất bồi có Loài Hoàng đàn giả.
Trong rừng có các hiện tượng đặc trưng của rừng nhiệt đới như rễ bạnh, hoa quả trên thân, dây leo gỗ khá phổ biến. Các cây tái sinh thường chỉ xuất hiện cục bộ trong các hang hốc, khe rãnh có đất lắng đọng.
Trong rừng có các hiện tượng đặc trưng của rừng nhiệt đới như rễ bạnh, hoa quả trên thân, dây leo gỗ khá phổ biến. Các cây tái sinh thường chỉ xuất hiện cục bộ trong các hang hốc, khe rãnh có đất lắng đọng.
Rừng kín nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi phân thành 3 tầng rõ rệt. Thứ nhất là tầng sinh thái bao gồm các cây có kích thước lớn phổ biến là Sấu, Trám, Trường, Vải, Trâm, Côm, Mùng quân, Gội, Sao mặt quỉ, Nghiến, Mun sọc. Đường kính phổ biến của cây gỗ tầng này là trên 40 - 50 cm. Thứ hai là tầng dưới tán gồm những cây gỗ nhỏ hơn hẳn với đường kính khoảng 15 - 18 cm. Chúng chiếm ưu thế về số cây trong quần thụ với mật độ khá dày, phổ biến là các loài: Nàng hai, Máu chó, Hoa cải, Bọt ếch thân gỗ, Lá nến, Cò ke. Tầng thứ ba là tầng thảo quyết. Tầng này xuất hiện nhiều ở các vùng ẩm với các loài cây phổ biến là: Thu hải đường, Bóng nước, các loài họ thiên niên kiện, lá thuyền.
Rừng thứ sinh sau khai thác trên núi đá vôi
Kiểu phụ thảm thực vật này phân bố chủ yếu ở ven đường 20 và khu vực tiếp cận điểm quần cư phía Bắc. Nó có nguồn gốc trực tiếp từ kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi sau khi chịu tác động của con người. Hầu hết các điểm hiện có kiểu phụ này đều là những nơi có địa hình ít hiểm trở, dễ dàng vận chuyển lâm sản. Rừng ở đây đôi khi bị tác động với nhiều mức độ khác nhau như tìm trầm, thu hái cây thuốc, chặt hạ cây gỗ quí hiếm, khai thác song mây và săn bắt động vật. Ở trạng thái bị chặt mạnh hay đốt cháy, lớp cây gỗ của rừng nguyên sinh gần như bị tiêu diệt hoàn toàn và thay thế bằng các loài cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh có gỗ mềm như: Ba soi, Ba bét, Thung, Màng tang, Hu bọ nẹt, Chẩn, Hèo đá. Dưới tán rừng này thường là loại đất Ferarít màu đỏ nâu, phong hoá từ đá vôi, có tầng đất khá dày, còn độ phì nên lớp sinh trưởng tốt.
Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên đất đá vôi: Kiểu phụ thảm thực vật này chiếm một diện tích trung bình, tập trung ở khu vực trung tâm, phía Đông đường 20 và nằm kề bên điểm quần cư của xã Tân Trạch. Nó phân bố ở các sườn dốc thoải hoặc các gò đống có đỉnh tròn bằng nằm bên khe suối. Lớp cây gỗ lớn ở đây đã tiêu biến. Những cây còn sót lại đa phần là những cây gỗ tạp như Đa, Trâm, Sảng, Mắn đỉa, Gái... có phẩm chất xấu. Các cây gỗ nhỏ và cây bụi phổ biến bao gồm: Sòi tía, Cò ke, Hu, Thầu tấu, Đom đóm, Thao kén, Cỏ Lào... Mặt đất nhiều chỗ lộ trơn, chặt cứng và có hiện tượng kết vón, khả năng tái sinh tự nhiên rất kém.
Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm trên núi đất: Kiểu thảm thực vật này có diện tích rộng lớn trong khu vực (11.038 ha), phân bố tập trung thành hai khối lớn: một khối ở phía Đông kéo dài từ suối làng Va, ven theo lộ 20 tới tận Rào Thương. Đặc trưng của khu vực này là nền đá mẹ khác nhau về chủng loại (phổ biến là đá cát, đá phiến và đá biến chất, đá Mácma axit). Mặt khác, các dòng chảy mặt (khe, suối) cũng đã thấy xuất hiện ở đây. Sản phẩm phong hoá từ loại đá mẹ này thường là loại đất Ferarit đỏ vàng hoặc vàng nhạt, có tầng đất biến đổi từ nông đến sâu tuỳ theo lập địa. Tại đây, rừng cấu trúc chủ yếu bởi các loài cây gỗ thường xanh. Những cây gỗ rừng lá: Dầu ke, Chò nhai, Sâng, Sổ , Bằng lăng chỉ là những cá thể mọc rải rác. Các loài lá rộng được xem là thành phần cấu tạo chính của các tầng rừng. Thực vật Hạt trần dường như chỉ thấy điểm xuyết trên những lập địa đỉnh giông cao > 800 - 900m với đặc điểm nghèo về số lượng. Tính chất phong phú và mức độ phức tạp về tổ thành thực vật của kiểu rừng này, biểu lộ rõ rệt nhất ở những quần thụ phân bố ở độ cao dưới 600m - 700m.
Do có phần nền là những loại đất tương đối sâu, dày, đủ ẩm nên rừng sinh trưởng tốt, cây gỗ có đường kính trên dưới 100cm chiếm số lượng nhiều. Mặt khác, kiểu thảm thực vật này là điều kiện thích hợp để các loài động vật rừng có giá trị về kinh tế sinh sống như: Bò tót, Mang lớn, Nai, Hoẵng, Gấu, Tê tê, Cày bay, Chồn mực và các loài chim quý thuộc họ Gà.
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới với độ che phủ trên 90%, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi hội tụ của nhiều loài động, thực vật phong phú và có tính đa dạng sinh học cao. Cho đến nay, đã thống kê được 140 họ, 413 chi, 735 loài thực vật bậc cao phân bố theo các nhóm bao gồm các nhóm thực vật như: quyết, thực vật hạt trần, thực vật hạt kín. Hệ thực vật Phong Nha thể hiện nơi giao lưu của hai khu hệ thực vật phía Nam và phía Bắc với các loài thực vật đặc trưng như: Ngiến, Chò nước, Dầu ke, Dầu đọt tím. Phong Nha là nơi sinh sống của nhiều loài cây gỗ lớn đặc biệt nơi đây có cây chò hàng ngàn năm tuổi, đặc biệt cây Tàu đá gần đây mới được phát hiện và công bố. Trong số các loài thực vật, 25 loài thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Hệ động vật Phong Nha đặc trưng cho khu hệ động vật Bắc Trường Sơn và có quan hệ gần gũi với khu hệ động vật Ấn Độ - Miến Điện. Trong số các loài đã thống kê được, có 461 loài động vật có xương sống, bao gồm 65 loài thú, 260 loài chim, 53 loài bò sát, 22 loài ếch và 68 loài cá. Có 47 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 21 loài cần được ưu tiên bảo vệ mức độ toàn cầu và đã ghi trong danh sách đỏ các loài động vật có nguy cơ bị đe doạ. Loài thú mới được phát hiện ở Phong Nha- Kẻ Bàng là Mang lớn.
Phong Nha có khu hệ động vật tương đối phong phú, đặc biệt là thành phần các loài thú. Nhiều loài bị đe doạ đã tập trung ở đây như Hổ, Gấu, Sơn dương, Sói đỏ, Báo hoa mai... Do có vùng núi đá vôi rộng lớn nhiều hang động, nhiều nguồn cây thức ăn dân thưa nên các loài linh trưởng đặc biệt phát triển. Tại đây, đã thống kê được 9 loài và phân loài linh trưởng, chiếm 40,9% tổng số loài linh trưởng của Việt Nam đặc biệt 7 loài đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, 3 loài đặc hữu hẹp là Voọc Hà Tĩnh, Chà vá chân nâu, vượn đen má trắng và l loài đặc hữu Đông dương là Cu ly lớn.
Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng hiện nay có 260 loài chim thuộc 55 họ và 18 bộ, trong đó có l2 loài đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và có 4 loài cần được bảo vệ ở mức độ toàn cầu. Về cá, khu Phong Nha - Kẻ Bàng có số loài nhiều với 61 loài thuộc 23 họ và 11 bộ (trong khi đó VQG Bạch Mã có 33 loài, VQG Ba Bể 42 loài, khu BTTN Vụ Quang có 58 loài, BTTN Pù Mát 54 loài). Nguyên nhân sự giàu về thành phần các loài cá ở Phong Nha vì nơi đây có địa hình phức tạp nhiều sông suối bị cách ly và nhiều sinh cảnh thích hợp do đó ở Phong Nha có cả các loài cá sông suối, cá vùng núi cao, cá đồng bằng và cả cá biển di cư vào. Có 4 loài cá đặc hữu chỉ gặp ở Phong Nha và vùng lân cận là: Cá đày, Cá gáy hoa, Cá Phong Nha và Cá nghét. Một loài cá kinh tế đáng chú ý ở Phong Nha là cá Chình. Chúng thường trú ẩn trong các hang hốc núi đá dọc sông Chày trong khu bảo tồn.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nổi tiếng với khu động Phong Nha. Đây là những mẫu hình nổi bật thể hiện các thời kỳ phát triển lớn của lịch sử trái đất, các tiến trình phát triển tầng địa chất bao gồm những hang động độc đáo và hiếm có với giá trị thẩm mỹ toàn cầu. Trong khối núi đá vôi có một quần thể hang động với chiều dài 64.385m với tổng số 17 hang khác nhau được chia làm hai hệ thống hang động chính, đó là hệ thống động Phong Nha gồm có 9 hang lớn nhỏ và hệ thống Hang Vòm bao gồm 8 hang lớn nhỏ. Hệ thống hang động Phong Nha gồm có: Hang Phong Nha, Hang Tối, Hang E, Hang Chà An, Hang Thung, Hang Én, Hang Khe Tiên, Hang Khe ry, Hang Khe Thi. Hệ thống Hang vòm gồm có: Hang Vòm, Hang Đa Cao, Hang Duật, Hang Cá, Hang Hổ, Hang Over, Hang Pygmy, Hang Rục Caroòng. Tổng chiều dài các hang động khu Phong Nha là 64.385m. Các hang này thường có những con sông ngầm chảy dưới lòng núi đá vôi, có chỗ trồi lên mặt đất, song tất cả các nhánh sông ngầm đều chảy ra sông Chày, sông Son rồi đổ vào sông Gianh và chảy ra biển.
Hệ thống Động Phong Nha được miêu tả với những hang động sau:
Hang Phong Nha: Cửa hang Phong Nha là phần cuối của nhánh sông ngầm chảy ra sông Son. Hang có chiều dài khoảng 7.729 m, thuyền nhỏ có thể đi sâu vào lòng hang l.500 m.
Hang Phong Nha: Cửa hang Phong Nha là phần cuối của nhánh sông ngầm chảy ra sông Son. Hang có chiều dài khoảng 7.729 m, thuyền nhỏ có thể đi sâu vào lòng hang l.500 m.
Hang Tối: nằm ở phía ngược dòng sông Son vào đầu nhánh sông Chày phía bên trái. Hang có chiều dài khoảng 5.258 m và chiều cao 83 m. Cửa Hang Tối cao và rộng, xung quanh cửa hang là rừng cây rậm rạp, ở đây có đàn Vọc Hà Tanh sinh sống.
Hang E: Có chiều dài 736m, là một hang nhỏ nằm ở phía Động Phong Nha, trong một thung sâu. Theo đường mòn Hồ Chí Minh qua eo gió là đến được hang.
Hang Chà An
Hang E: Có chiều dài 736m, là một hang nhỏ nằm ở phía Động Phong Nha, trong một thung sâu. Theo đường mòn Hồ Chí Minh qua eo gió là đến được hang.
Hang Chà An
Hang ở gần cột km 16 chỗ con suối chảy vắt qua đường 20. Hang có chiều dài 667 m, rộng 15 m, có không gian rộng rãi, thoáng mát.
Hang Thung
Hang Thung cũng là con sông ngầm có chiều dài 3.351 m, chiều cao có chỗ lên tới 133 m. Đây là đầu mối đón nhận nguồn nước từ Rào Thương chảy về.
Hang Én
Hang Én
Từ đường 20, qua nhiều dốc, suối và những khu rừng nguyên sinh phía Tây dãy núi U Bò là đến cửa Hang én. Hang có chiều dài 1.645 m, cao 78,6 m. Cửa hang rộng, thoáng có bãi cát rộng sạch sẽ. Trên các vách núi cửa hang là nơi sinh sống của hàng vạn con chim én.
Hang Khe Tiên
Là hang mới phát hiện, nằn ở phía Nam khu Phong Nha. Cửa hang là phần cuối của suối Toan Tiên bắt đầu chảy vào núi đá. Hang có độ dài 520m
Hang Khe Ry
Hang Khe Ry
Hang nằm ở phía Nam khu Phong Nha. Cửa hang là nơi suối Khe Ry, con suối ngầm có độ dài 13.817 m và độ cao 120 m, bắt nguồn từ vùng núi cao 1300 m. Hang Khe Thi
Đây là hang nhỏ, có chiều dài 35 m, mới được nghiên cứu. Suối Khe Thi bắt nguồn từ vùng núi cao đến cửa hang Khe Thi suối chảy ngầm vào lòng núi, nối đến hang Thúng rối chảy vào hệ sông ngầm hang Phong Nha.
Hệ thống Hang Vòm của động Phong Nha gồm
Hang Vòm
Theo đường mòn Hồ Chí Minh, qua eo gió ngược dòng sông Chày là đến Hang Vòm. Hang Vòm có chiều dài l5.050 m cao 145 m, là sự liên kết giữa nhiều hang, sông ngầm, lòng hồ trong núi. Sự kết hợp hài hoà giữa các cột thạch nhũ, tường đá, hồ nước và ánh sáng tự nhiên phản chiếu tạo nên những cảnh quan hùng vĩ.
Hang Đai Cao
Hang Đai Cao là đoạn nối tiếp của hang Vòm. Hang có độ dài l.645 m và cao 28.
Hang Duột
Hang Duột
Là hang nối tiếp với Đai Cao có chiều dài 3.927 m và cao 45 m, Hang tuy nhỏ nhưng là con sông ngầm có nhiều bãi đá, bãi cát và các hang khô liên kết.
Hang Cá
Hang Cá
Hang rộng nhưng ngắn, có chiều dài l .500 m và cao 62 m. Trong dòng hang có nhiều bãi đá lớn.
Hang Hổ
Là hang tiếp nối với hang Cá, hang có chiều dài 1 .616 m và cao 46m. Hang là con sông ngắn với nhiều bãi đá và bãi cát.
Hang Over
Có chiều dài 3.244 m, cao 103 m, độ rộng từ 30 - 50 m, có nhiều bãi cát và bãi đá rộng lớn.
Hang Pygmy: Là hang nằm gần hệ suối chảy từ núi cao xuống. Hang ngắn có độ dài 845 m, cửa hang rộng, có nhiều bãi đá.
Hang Rục Caroòng
Hang Rục Caroòng đi theo đường 20 đến km 38, rẽ bên phải khoảng 1 km. Nơi đây có 1 bản tộc người A rèm ở trong các lều và hang đá. Họ sống chủ yếu bằng hái lượm. Hang cũng có tên là hang Rục, là đoạn cuối của suối Cà roòng bắt đầu chảy vào núi đá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét